Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

Kỳ Thi THPT 2017: Phương án tách riêng kỳ thi đại học và tốt nghiệp được ủng hộ

Nhiều chuyên gia và lãnh đạo ngành giáo dục đã bày tỏ sự ủng hộ với phương án để địa phương tự tổ chức thi tốt nghiệp còn các trường đại học chủ động trong tuyển sinh.

Trong một buổi trao đổi với báo chí gần đây, Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết Bộ sẽ tiếp tục đổi mới, cải cách để tìm ra một phương án thi tốt nghiệp THPT và đại học hiệu quả hơn. Đồng thời, ông cũng tiết lộ có rất nhiều địa phương có nguyện vọng được tự tổ chức thi và xét tốt nghiệp. Trong khi đó thì các trường cũng hào hứng với ý tưởng được tự chủ động tuyển sinh trong kỳ thi đại học, cao đẳng.

Qua khảo sát, ý kiến của các Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như lãnh đạo của các trường, chuyên gia trong ngành giáo đều ghi nhận những nỗ lực và thành công của kỳ thi THPT quốc gia 2 năm qua. Việc đảm bảo đạt 2 mục đích vừa để xét tốt nghiệp, vừa xét vào đại học, cao đẳng đã được Bộ cố gắng thực hiện.

Tuy nhiên, những cánh tay đầu ngành này lại bày tỏ băn khoăn khi chỉ có khoảng 60 đến 70 trường đại học có tính cạnh tranh cao trong tổng số gần 450 trường đại học, cao đẳng thì việc tổ chức thi chung để phục vụ tuyển sinh cho tất cả các trường có thực sự hợp lý? Thêm vào đó, một số ý kiến còn đề xuất nên chuyển phương thức thi từ truyền thống sang cách thi đánh giá năng lực hiện đại hơn với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.

Trên thực tế, chỉ có khoảng 60 đến 70 trường đại học có tính cạnh tranh cao trong tổng số gần 450 trường đại học, cao đẳng, vậy có cần thiết tổ chức thi chung để phục vụ tuyển sinh cho tất cả các trường hay không? Nhiều ý kiến cũng đặt vấn đề có nên tiếp tục tổ chức thi theo kiểu truyền thống như hiện nay hay chuyển sang phương thức thi hiện đại hơn theo hướng tiếp cận đánh giá năng lực của thí sinh với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.

“Theo tôi nghĩ là không nên áp đặt thi của phổ thông vào với đại học mà phải độc lập. Học xong phổ thông thì học sinh thi nhưng có tính chất là kiểm tra toàn bộ quá trình 12 năm các em học thế nào. Trường đại học là nơi đào tạo các chuyên gia thì phải được quyền tự chủ trong việc tuyển chọn người mà họ sẽ đào tạo.

Trường có muốn tổ chức thi hay không thi, thi theo kiểu nào thì theo yêu cầu đào tạo của họ, mình phải tôn trọng ý kiến của họ. Việc tuyển vào trường đại học phải do các trường đại học chịu trách nhiệm. Tuyển cho đúng, đào tạo cho đúng, thì mới tạo ra được các trường đại học tự chủ, tự chịu trách nhiệm”, ông Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch, kiểm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam chia sẻ ý kiến của mình về vấn đề này.

Ông Lê Tuấn Tứ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa cũng “tâm thư” với báo chí rằng Sở là đơn vị quản lý, đào tạo, đánh giá học sinh trong 12 năm phổ thông, nên phải có trách nhiệm tổ chức thi và xét tốt nghiệp THPT cho học sinh. Việc tổ chức thi chung hay thi riêng thì tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT mấy năm qua đều khá cao.

“Kỳ thi THPT Quốc gia nên giao cho địa phương tự tổ chức, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ giữ đề chung để giữ mặt bằng chung toàn quốc. Còn việc coi thi, chấm thi, xét tốt nghiệp thì giao cho tỉnh, cái đó hiệu quả hơn, đỡ tốn kém hơn.

Ngày xưa, các tỉnh đi coi chéo, rồi Bộ cử người từ tỉnh này sang tỉnh kia kiểm tra, Bộ cử trường đại học về cùng tổ chức thi, thì bây giờ mình giao cho tỉnh tự tổ chức thi, tự coi thi, tự chấm thi, tự kiểm tra, nó gọn hơn. Hình thức mới nói là giống nhau nhưng gọn hơn nhiều”, ông nói.

Trong khi đó thì lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng nhận định việc tự chủ động tuyển sinh sẽ giúp việc tìm ra các thí sinh theo đúng yêu cầu đào tạo của trường hơn. Bộ nên giữ vai trò cung cấp đề, tránh các trường tự ra đề thi dễ nảy sinh tiêu cực và luyện thi tràn lan.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp khẳng định: “Thi đại học giao cho các trường tự chủ thì tốt hơn. Cách thức như thế nào giao cho các trường đại học thì sẽ thuận hơn kiểu làm như hiện nay.

Bởi vì thi chung, các cụm thi về các tỉnh lại chia thành 2 cụm thi ở mỗi một tỉnh thì cuối cùng không giải quyết được cái gì cả. Nó mất đi mất nguyên lý ban đầu là thi cụm các trường đại học để thi đại học, đưa các cụm thi để tốt nghiệp về địa phương để đỡ tốn kém cho các em nhưng bây giờ tất cả về địa phương rồi thì mục tiêu đó không còn ý nghĩa nữa”.

Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn đang tích cực tập hợp, lấy ý kiến để đưa ra phương án mới ra thảo luận, lựa chọn vào đầu năm học tới.

Theo(vtc.vn)

18 nhận xét

Nên thi chung vì đỡ áp lực chi học sinh...
Các bác chỉ nghĩ cho bản thân mà chả nghĩ cho người khác tí nào cả. Các bạn học sinh họv đã cực rồi mà phải tách ra nữa!
Thậm chí còn liên tục đổi phương án thi, cho hỏi ai bắt kịp?
Liên tục đổi mới mà không hiểu quả chỉ làm khó con em học sinh thôi. Chứ con em mấy bác thì khỏi lo rồi... Đổi mới mà không thấy hiểu quả thì đầu tư cũng như không!

theo em là học sinh cuối cấp thì vẫn nên giữ cách thi hiện nay là thi gộp 2 kì thi tốt nghiệp và trung học phổ thông vào. vì như vậy sẽ làm bớt áp lực học cho học sinh hơn và thuận tiện nữa. còn nếu để các địa phương tự biên tự diễn thì chỉ dẫn đến tiêu cực nhiều hơn mà thôi. kết quả chắc chắn sẽ k như mong muốn đâu

tách ra thì khổ lại càng khổ rùi.......để như cũ đi .......

Hình thức thi năm nay là hiệu quả và công bằng lắm rồi , mặc dù có vài bắt cặp nhưng vẫn tốt hơn là để " tỉnh tự tổ chức, tự coi thì, tự chấm thi,..." như vậy sẽ có gian lận và không công bằng .

Để hình thức thi như năm nay là đã khá ổn định rồi . Nếu thấy đổi để " tỉnh tự tổ chức , tự coi , tự chấm thi," thì việc gian lận sẽ rất cao.

E là thí sinh thi kì thi chung 2016. E thấy nv là quá ổn r.. đỡ áp lực cho hs. Ko nên tách

Nên hỏi ý kiến học sinh chứ mấy người có thi đâu mà thích thì đổi không thì thôi vậy :3

Hình thức thi như năm nay ổn rồi mà, chứ nếu để cho tỉnh tự tổ chức thi, chấm thi thì lợi bất cập hại, thiếu công bằng là điều khó tránh khỏi.

Mjnh nghĩ hình thức thi gộp là ổn nhất. Hsjnh thì đỡ áp lực. Tiết kiệm cho cả gia đình và nhà nước. Việc cần làm là khác phục những hạn chế của hthuc này thôi. Giờ thay đổi tách thi tn vs đh thì giống hồi xưa rồi.

Mjnh nghĩ hình thức thi gộp là ổn nhất. Hsjnh thì đỡ áp lực. Tiết kiệm cho cả gia đình và nhà nước. Việc cần làm là khác phục những hạn chế của hthuc này thôi. Giờ thay đổi tách thi tn vs đh thì giống hồi xưa rồi.

Mjnh nghĩ hình thức thi gộp là ổn nhất. Hsjnh thì đỡ áp lực. Tiết kiệm cho cả gia đình và nhà nước. Việc cần làm là khác phục những hạn chế của hthuc này thôi. Giờ thay đổi tách thi tn vs đh thì giống hồi xưa rồi.

Nên gộp 2 kì thi lại với nhau

Em mong có ý kiến các trường đại học sẽ xét học bạ năm 12 để chọn học sinh cho trường mình. Khi đó học sinh phải cố gắng để điểm học bạ cao, dễ dàng xét tuyển vào các trường mong muốn hơn. Còn muốn chọn chất lượng thì đồng loạt tổ chức kì thi tại các trường đại học. Để đánh giá học sinh khi đc xét học bạ.
Còn việc dạy thêm năm 12 thì nên nghiêm khắc hơn. Thực chất, tại các trường vẫn dạy thêm đều đều. Đặc biệt là khi ôn thi tại trường hay thi học kì. Học nhiều vô số kể. Nhiều khi thời gian tự học của học sinh còn không có. Lấy đâu kiến thức bên ngoài xã hội để vận dụng.
Đó là ý kiến riêng của em thôi ạ. Mong SGDĐT mau đưa ra quyết định sớm. Để tụi em còn nắm rõ qui chế ra sao ạ

Như năm nay có tốt hơn không
Vừa đảm bảo tính công bằng
Ít đi laih. Thuận tiện và không áp lực
Cứ 2 năm đổi mới lần thì ai chịu cho nổi
Bầu cử thì 5 năm 1 lần
Còn GD thì ăn rồi đổi cố

Các thầy cô và các bác ngành gd thương chúng con với. Dẫu biết cứ lo học rồi thi sao là ý kiến của cấp trên. Mình có kiến thức sợ gì? Nhưng riêng việc theo dõi quy chế thi con cũng mỏi mệt lắm ạ. Nếu thi chung thì đạt 6,7 điểm k phải việc khó lắm . Chứ như việc thi riêng thì đề phân hóa kinh khủng. Với cả học hành áp lực lắm rồi. Đừng thay đổi nữa đc k ạ ? 😞

để như năm nay ổn muk , đi thi theo trường để học sinh ở nhà hết à. mấy bác cứ suốt ngày đổi mới để cả 1 thế hệ phải khổ ag

Ai con quan thì nên mừng,còn ai con dân thì nên lo.Tại sao ư? Giả sử cơ quan A cần tuyển 1 ứng viên có bằng quản trị kinh doanh .Với đề thi hiện nay,tui có thằng con học dỡ, muốn nó đậu tốt nghiệp còn khó nói gì đến chuyện đậu đại học.Nhưng với cách thức,trường nào nấy cho đề như thời thập niên 90,thì ai dại dột đưa con thi vào trường top trên,đưa nó vào 1 trường top dưới có ngành đó mà dễ đậu.Kết quả bạn xách tấm bằng giống con tui vào thi công chức giống nó.Xin lỗi bạn nhé!hẹn mùa sau.À! bạn nói bạn học tốt nghiệp loại này nọ của trường top trên.ah,bạn hãy nhớ lấy,về mặt pháp lý,các văn bằng cữ nhân là ngang nhau à nhe!vậy đấy,đừng vội mừng.

Lại đổi mới với cả phương án khác sao bộ gd. Vậy lại làm 99 rơi vào tình trạng như 97 hay hơn thế nữa sao ak. Nếu vậy sao không xét tốt nghiệp luôn cho nhẹ đi ak. Học sinh thì suốt ngày học và học để chạy cho kịp đổi mới của Bộ, rồi cứ ôn theo hướng thi của hết năm nay tới năm khác,... Biết các bác cũng đau đầu vì tìm phương án tốt cho ngành Gđ,... Nhưng làm ơn hãy thương lấy học sinh 1xíu, đừng suốt ngày thay đổi như vậy nữa ak.


EmoticonEmoticon