Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Tổng hợp 595 bài tập tự luận , trắc nghiệm Giải tích 12 | Phạm Trọng Thư

Dưới đây là cuốn sách 595 bài tập tự luận , trắc nghiệm Giải tích 12 của tác giả Phạm Trọng Thư, gồm 208 trang .

Cuốn sách chia làm 4  chương chi tiết như sau:
+ Chương I: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số.
+ Chương II: Hàm số Lũy thừa, hàm số Mũ và hàm số Logarit.
+ Chương III: Nguyên hàm, Tích phân và ứng dụng.
+ Chương IV: Số phức.

CÁC BẠN CÓ THỂ THAM RA GROUP ĐỂ ĐƯỢC CHIA SẺ NHIỀU TÀI LIỆU ÔN TẬP HƠN TẠI: https://www.facebook.com/groups/914817761997450/

 
Tổng hợp 595 bài tập tự luận , trắc nghiệm Giải tích 12 | Phạm Trọng Thư
Các bạn tải chi tiết tài liệu TẠI ĐÂY !
Read More

Toàn tập tài liệu ôn thi môn Toán 2017

Dưới đây là toàn tập ôn thi Đại học - cao đẳng môn Toán , Bộ tài liệu được tổng hợp lại và chia sẻ công khai.




CÁC BẠN CÓ THỂ THAM RA GROUP ĐỂ ĐƯỢC CHIA SẺ NHIỀU TÀI LIỆU ÔN TẬP HƠN TẠI: https://www.facebook.com/groups/914817761997450/

CÁC BẠN CÓ THỂ TẢI CHI TIẾT TẠI ĐÂY!
Read More

920 câu trắc nghiêm môn Toán 2017


Dười đây là tổng hợp 920 câu hỏi trắc nghiệm môn toán được biên soạn Trân Văn Toàn – Phạm An Hòa. Tài liệu được tổng hợp chia sẻ free cho các bạn muốn ôn tập môn toàn, muốn thử sức với trắc nghiệm.


920 câu trắc nghiêm môn Toán 2017
CÁC BẠN CÓ THỂ THAM RA GROUP ĐỂ ĐƯỢC CHIA SẺ NHIỀU TÀI LIỆU ÔN TẬP HƠN TẠI: https://www.facebook.com/groups/914817761997450/

Phần 1: Giới thiệu cấu trúc đề thi TNPT và ĐH, CĐ
Phần 2: Giới thiệu 20 đề trắc nghiệm kèm theo đáp án mỗi đề
Phần 3 : Giời thiệu 3 đề mẫu trắc nghiệm
Phần 4 : Đáp án và lời giải chi tiết

Các bạn có thể tải chi tiết TẠI ĐÂY!

Read More

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

3 lý do phản đối việc thi Trắc nghiệm môn Toán

Vừa qua, hội Toán học Việt Nam đã có buổi gặp gỡ báo chí với mục đích đưa ra 3 lý do phản đối đề án tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia với hình thức thi Trắc nghiệm môn Toán của Bộ GD&ĐT.


Theo đó, ý kiến chung của cả Hội với những thành viên có mặt, vắng mặt và của GS.TS Khoa học Phùng Hồ Hải, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam  đều không đồng tình với chủ trương của Bộ GD&ĐT trong việc dự kiến triển khai thi môn Toán bằng phương pháp trắc nghiệm trong năm học 2017 bởi 3 lý do.

1: Thời gian triển khai gấp gáp

Những thay đổi  của Bộ GD&ĐT trong những năm gần đây đều mang tính “thời vụ”, với áp lực về thời gian và diễn ra trong thời gian quá gấp gáp. Có thể dễ dàng nhìn ra những hạn chế ấy trong kỳ tuyển sinh năm 2016 để thấy rõ vấn đề này. Những thay đổi lớn, trên diện đối tượng đông đảo, với những vấn đề cốt lõi cần có sự đầu tư về thời gian, có sự thăm dò ý kiến và tiến hành khảo sát những đối tượng trực tiếp “chịu” tác động của sự thay đổi đó.
Xét riêng với những thay đổi đột xuất kể trên với môn thi Toán, hình thức thi Trắc nghiệm trong bản dự thảo đã gây ra tâm lý hoang mang và nhiều xáo trộn cho học sinh, phụ huynh và thầy cô. Bản thân các thầy cô giáo cũng cũng chưa định hình được sự thay đổi hình thức thi kể trên có chuẩn xác hay không, hay đến “phút thứ 89”, Bộ GD&ĐT mới “chốt hạ” quyết định, lúc ấy, có muốn cứu học sinh cũng không thể cứu được.
Thêm vào đó, trong thời gian ngắn, học sinh không thể thích ứng ngay được với hình thức thi Trắc nghiệm, còn bản thân các giáo viên cũng không thể ngay lập tức thay đổi và soạn thảo được giáo án mới, phù hợp với đặc trưng của hình thức thi trắc nghiệm. Điều này vô tình lại tạo ra hệ lụy gia tăng việc học thêm, dạy thêm trong trường cũng như ngoài trường đáng buồn, gây ra những hệ lụy xấu.\

2: Vấn đề chuyên môn

Theo Hội Toán học cho hay, về phía Hội, quan điểm giải toán phải được nhìn nhận tận mắt cách thức người dùng triển khai lời giải ra sao, tư duy logic thế nào, từng bước có lập luận chặt chẽ hay không, mới đánh giá được đúng và chân thực nhất năng lực của người học.
Về phía học sinh, bài toán đặt ra cho Bộ GD&ĐT chính là bài toán “đánh lụi trắc nghiệm”. Theo đó, mặc dù tỷ lệ điểm thi không cao, nhưng nếu sử dụng hình thức trắc nghiệm dễ dàng cho thí sinh tránh được điểm liệt và biết đâu lai xảy ra hiện trạng đạt 9, 10 môn thi hóa, lý nhưng lại được 0 điểm môn thi Toán học trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua.
Về phía giáo viên, hình thức thi trắc nghiệm không chỉ gây khó cho các học sinh mà còn là bài toán nan giải cho vấn đề chuyên môn của thầy cô. Trước giờ, các thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy và ôn luyện đều “nổi danh” vì cách thức ôn luyện truyền thống, chứ chưa hề có thầy cô nào dám đủ tự tin dám khẳng định chuyên môn ôn thi của mình theo hình thức thi Trắc nghiệm. Bởi lẽ, đây là năm đầu tiên ứng dụng hình thức thi này.

3: Kinh nghiệm tổ chức kỳ thi

Việc đưa hình thức thi trắc nghiệm kể trên, Bộ hoàn toàn bị động và hoàn toàn phụ thuộc vào ngân hàng đề thi của Đại học Quốc gia Hà Nội. Thêm vào đó, Bộ cũng không đưa ra những chủ trương cụ thể để khảo sát chất lượng đề thi, như vậy làm sao có thể đánh giá được năng lực của thí sinh và mức độ phù hợp của đề bài trong kỳ thi? Điều này cũng gây ra những khó khăn nhất định trong việc kết luận xem phương án thi nào tốt hơn cho thí sinh.

Theo đó, trước mắt, Hội Toán học kiến nghị chưa áp dụng hình thức thi kể trên trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 và những năm tới.

Theo(vtc.vn)

Read More

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Tổng hợp đề trắc nghiệm Hình học 12 cơ bản và nâng cao có đáp án

Tiếp tục chủ đề trắc nghiệm toán, tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm môn Hình học lớp 12 trong 2 cuốn sách bài tập Hình 12 cơ bản và nâng cao.



CÁC BẠN CÓ THỂ THAM RA GROUP ĐỂ ĐƯỢC CHIA SẺ NHIỀU TÀI LIỆU ÔN TẬP HƠN TẠI: https://www.facebook.com/groups/914817761997450/

Bài tập trắc nghiệm được sắp xếp theo chương. Chương 1 là các bài về khối đa diện và thể tích khối đa diện. Chương 2 là các câu hỏi về khối tròn xoay (nón, trụ, cầu,...). Chương 3 gồm các bải tập liên quan đến phương pháp tọa độ trong không gian Oxyz.

CÁC BẠN CÓ THỂ THAM RA GROUP ĐỂ ĐƯỢC CHIA SẺ NHIỀU TÀI LIỆU ÔN TẬP HƠN TẠI: https://www.facebook.com/groups/914817761997450/

Gồm 2 file thuộc 2 chương trình cơ bản và nâng cao. Tất cả đều có đáp án, được đặt ở cuối mỗi chương.
Tải câu hỏi trắc nghiệm Hình học 12 cơ bản: Download
Tải bài tập trắc nghiệm Hình 12 nâng cao: Download

Nguồn:tổng hợp
Read More

Tổng hợp 500 câu hỏi trắc nghiệm môn Toán có đáp án

Tồng hợp 500 câu hỏi trắc nghiệm môn Toán ôn thi đại học, cao đẳng năng 2017. đề thi do thấy Lưu Công Hoàn tổng hợp , đề trắc nghiệm chủ yếu trong bộ này là trắc nghiệm điền khuyết và trắc nghiệm khách quan với 4 phương án trả lời. Tất cả đều có đáp án ở cuối mỗi tài liệu để các bạn học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức của mình.


CÁC BẠN CÓ THỂ THAM RA GROUP ĐỂ ĐƯỢC CHIA SẺ NHIỀU TÀI LIỆU ÔN TẬP HƠN TẠI: https://www.facebook.com/groups/914817761997450/

Toàn bộ nội dung được rải đều từ toán 10,11,12. Toàn bộ câu hỏi này năm trước được dùng để ôn thi vào Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Năm nay dự thảo thi trắc nghiệm môn toán được thông qua bộ câu hỏi này rất phù hợp để luyện thi ĐH- CĐ.

File PDF gồm 57 trang A4. Bạn đọc lên máy tính để tải về: Link download
Read More

Toàn bộ 23 đề thi trắc nghiệm môn toán ôn thi ĐH - CD năm 2017

Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 Bộ chính thức đưa vào dự thảo thi trắc  nghiệm môn toán trong kỳ thi . Dù chỉ là dự thảo mới nhưng nhận thấy nhu cầu khá lớn của các em học sinh lớp 12 nên chúng tôi đã tổng hợp để đăng tải toàn bộ 23 bộ đề thi trắc nghiệm môn toán, được soạn thảo theo cấu trúc đề dự kiến năm 2008 (tuy vật, cuối cùng thì bộ không áp dụng trắc nghiệm vào năm đó)

CÁC BẠN CÓ THỂ THAM RA GROUP ĐỂ ĐƯỢC CHIA SẺ NHIỀU TÀI LIỆU ÔN TẬP HƠN TẠI: https://www.facebook.com/groups/914817761997450/

Mỗi đề gồm 40 câu, có đáp án và lời giải để học sinh tham khảo và tự ôn luyện. Mặc dù biên soạn đã lâu và còn có một số nội dung mà hiện nay SGK đã giảm tải nhưng đây cũng là một tập tài liệu hữu ích cho giáo viên và học sinh trong trường hợp Bộ chính thức quyết định thi trắc nghiệm môn toán.

Quý thầy cô giáo và học sinh 12 tải file PDF 252 trang trong link dưới đây (file nặng 101MB nên các mem lên máy tính để tải nhé!): Download
Read More

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Tổng hợp toàn bộ dự thảo phương án thi THPT và xét tuyển ĐH, CĐ năm 2017

Bộ GD&ĐT công bố dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017 với những nội dung cụ thể như sau:

I. Định hướng tiếp tục hoàn thiện Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tiến hành đổi mới thi, xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ).


Năm 2015, Bộ GDĐT tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia với 99 cụm thi, trong đó 61 cụm thi do các sở GDĐT chủ trì, 38 cụm thi do các trường ĐH chủ trì, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các cơ sở giáo dục ĐH sử dụng trong tuyển sinh ĐH, CĐ. Từ 4 đợt thi trước đây nay chỉ còn 1 đợt thi, áp lực thi cử đã giảm đi đáng kể.

Năm 2016, để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh không phải di chuyển xa khi tham gia dự thi, Bộ đã tổ chức 120 cụm thi, trong đó 50 cụm thi do các sở GDĐT chủ trì, 70 cụm thi do các trường ĐH chủ trì ở tất cả các tỉnh/thành trong cả nước. Kỳ thi đã được tổ chức nhẹ nhàng, nghiêm túc, được xã hội đồng tình và đánh giá cao.

Theo quy định hiện hành, các trường ĐH, CĐ được tự chủ trong công tác tuyển sinh. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, nhiều trường chưa có đủ điều kiện và kinh nghiệm để tự tuyển sinh nên Bộ GDĐT đứng ra tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia, các trường sử dụng kết quả để xét tuyển vào ĐH, CĐ, giúp giảm chi phí, tốn kém cho các trường, phụ huynh và xã hội. Nhờ kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia 2 năm qua đảm bảo được độ tin cậy, trung thực, khách quan, có tính phân hóa tốt nên hầu hết các trường ĐH, CĐ đều đã sử dụng kết quả này để tuyển sinh, không tổ chức thi tuyển sinh riêng, giảm áp lực thi cử và tốn kém. Một số ít trường có yêu cầu cao, trường có đào tạo ngành đặc thù, ngoài việc dựa vào kết quả thi THPT quốc gia đã tổ chức thêm thi đánh giá năng lực chuyên biệt hay tổ chức thi năng khiếu để tuyển được các sinh viên đáp ứng mục tiêu đào tạo của trường. Đây là kinh nghiệm tốt cần được tiếp tục phát huy.

Để đạt được kết quả nêu trên, trong Kỳ thi THPT quốc gia 2 năm qua, Bộ đã cử các trường ĐH, CĐ về các địa phương để chủ trì tổ chức cụm thi đại học; cử cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ phối hợp với các sở GDĐT trong công tác tổ chức cụm thi tốt nghiệp, nhất là ở khâu coi thi và chấm thi; tuy nhiên, điều này đã gây ra những khó khăn, tốn kém nhất định; xã hội còn băn khoăn về tính khách quan và công bằng giữa các cụm thi khi mà đề thi, hình thức thi của một số môn thi vẫn có thể tạo ra cơ hội cho những học sinh học tủ, học lệnh, quay cóp, nhìn bài trong khi thi; số ngày thi kéo dài gây khó khăn trong công tác tổ chức thi, vất vả cho thí sinh; phương thức thi, đề thi, chấm thi chưa khách quan triệt để; ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tổ chức thi và xét tuyển chưa triệt để, tỉ lệ thí sinh ảo trong tuyển sinh cao, gây khó khăn cho các trường... Đó là một số bất cập, hạn chế cần được nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện để công tác tổ chức thi, tuyển sinh năm 2017 hiệu quả hơn.

Kế thừa những kết quả đã đạt được và điều chỉnh những bất cập, hạn chế sau 2 năm thực hiện đổi mới thi, tuyển sinh, Bộ GDĐT tiếp tục tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh chính quy với một số điều chỉnh như: Tổ chức 1 loại cụm thi ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước; Điều chỉnh đề thi, hình thức thi để đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, hạn chế học lệch; Triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong xét tuyển ĐH, CĐ để hỗ trợ các trường khắc phục thí sinh ảo; Có lộ trình, bước đi hoàn thiện kỳ thi phù hợp với việc đổi mới dạy và học ở bậc phổ thông, tiến tới phương án bền vững có thể áp dụng lâu dài.

II. Phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

1. Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 được tổ chức về cơ bản như năm 2016 với một số nội dung điều chỉnh sau:

1.1. Tổ chức cụm thi

a) Mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức một cụm thi do Sở GDĐT chủ trì dành cho tất cả các thí sinh của địa phương; các điểm thi được bố trí phù hợp, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh; các thí sinh tự do được lựa chọn địa điểm thi phù hợp với điều kiện và yêu cầu cá nhân.

b) Các Sở GDĐT bố trí cán bộ coi thi đảm bảo tính khách quan, đúng quy chế;

c) Bộ GDĐT cử cán bộ, giảng viên từ các trường ĐH, CĐ đến địa phương để phối hợp, hỗ trợ và giám sát công tác tổ chức thi, coi thi và chấm thi.

1.2. Bài thi, hình thức thi, đề thi, nội dung thi, thời gian làm bài thi và lịch thi

a) Bài thi

Gồm 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).

Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT:

- Thí sinh giáo dục THPT thi 4 bài thi gồm: 3 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc bài thi Khoa học Xã hội. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh có thể chọn thi một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật. Thí sinh có thể dự thi cả 5 bài thi để sử dụng kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ.

- Thí sinh giáo dục thường xuyên thi 3 bài thi gồm: 2 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc bài thi Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí). Thí sinh có thể chọn thi thêm bài thi Ngoại ngữ để xét tuyển vào ĐH, CĐ nếu có nguyện vọng.

b) Hình thức thi

 - Các bài Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm; Phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh được chấm bằng phần mềm máy tính.

- Bài thi Ngữ văn, thi theo hình thức tự luận.

c) Đề thi

- Đề thi gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản nhằm mục đích xét tốt nghiệp THPT và những câu hỏi phân hóa nhằm mục đích xét tuyển ĐH, CĐ. 

- Đề thi cho mỗi bài thi Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội có 60 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn với duy nhất 1 phương án trả lời đúng (gọi chung là câu hỏi trắc nghiệm); bài thi Toán có 50 câu hỏi trắc nghiệm; bài thi Ngoại ngữ có 40 câu hỏi trắc nghiệm. Đề thi các bài thi trắc nghiệm do máy tính thiết lập tự động từ ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa được cập nhật, bổ sung trên cơ sở ngân hàng đề thi đã được Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng nhiều năm qua.

- Đề thi bài thi Ngữ văn do các chuyên gia, giáo viên, giảng viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm biên soạn.

Bộ GDĐT sẽ công bố đề thi minh họa vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 năm 2016. Học sinh và giáo viên có thể tham khảo định dạng của đề thi này để ôn luyện trong quá trình dạy, học.

d) Thời gian làm bài thi: Các bài thi Toán, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội: 90 phút mỗi bài; bài thi Ngữ văn: 120 phút; bài thi Ngoại ngữ: 60 phút.

đ) Nội dung thi: Năm 2017 nội dung đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 12 THPT (năm 2018 nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT, từ năm 2019 trở đi, nội dung đề thi nằm trong chương trình 3 năm THPT).

e) Lịch thi: Tổ chức thi 2 ngày trong tháng 6, thống nhất trong cả nước. Cụ thể như sau:

Ngày thứ nhất:

+ Buổi sáng: thi bài thi Ngữ văn;

+ Buổi chiều: thi bài thi Khoa học tự nhiên.

Ngày thứ hai:

+ Buổi sáng: thi bài thi Toán và bài thi Ngoại ngữ;      

+ Buổi chiều: thi bài thi Khoa học Xã hội.

1.3. Công bố kết quả thi và cấp Giấy chứng nhận kết quả thi: Sở GDĐT cập nhật kết quả thi lên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu chung của Bộ GDĐT, công bố kết quả thi và cấp cho mỗi thí sinh một Giấy chứng nhận kết quả thi.

1.4. Xét công nhận tốt nghiệp THPT: Do sở GDĐT thực hiện theo phương thức tính điểm xét tốt nghiệp như sau: 50% số điểm từ 4 bài thi (đối với thí sinh phổ thông) hay từ 3 bài thi (đối với thí sinh giáo dục thường xuyên) và 50% số điểm từ điểm trung bình kết quả học tập lớp 12.

2. Quản lý cơ sở dữ liệu tốt nghiệp THPT

a) Các thông tin của thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia được cập nhật vào hệ thống quản lý dữ liệu chung của Bộ GDĐT. Mỗi thí sinh được cung cấp một mã số thí sinh và tài khoản để kiểm tra thông tin cá nhân, kết quả thi, kết quả tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ.

b) Sở GDĐT sử dụng cơ sở dữ liệu chung này để tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh; cập nhật lên hệ thống kết quả học tập phổ thông, kết quả thi THPT quốc gia và kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT của thí sinh thuộc địa bàn quản lý.

c) Các trường ĐH, CĐ sử dụng cơ sở dữ liệu chung này làm căn cứ để tuyển sinh.

d) Bộ GDĐT sử dụng cơ sở dữ liệu chung này phục vụ cho công tác quản lý ngành.

III. Tổ chức tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy

1. Hoàn thiện quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ

Công tác tuyển sinh năm 2016 vẫn còn một số bất cập cần tiếp tục khắc phục như: tỷ lệ thí sinh ảo cao khiến các trường gặp khó khăn trong xác định điểm chuẩn; việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh mới chỉ dựa vào năng lực đào tạo của trường, chưa căn cứ vào nhu cầu thực tế của xã hội; chưa làm tốt công tác dự báo thị trường lao động để định hướng tuyển sinh các ngành nghề… Vì vậy, quy chế tuyển sinh 2016 cần tiếp tục được điều chỉnh một số nội dung để đảm bảo phù hợp, hiệu quả hơn cho năm 2017. Cụ thể:

- Kế thừa những kinh nghiệm đã đạt được về tổ chức tuyển sinh năm 2015 và năm 2016.

- Tôn trọng quyền tự chủ của các trường trong khuôn khổ của quy chế tuyển sinh để đảm bảo chất lượng đầu vào, xác định chỉ tiêu hợp lý, đảm bảo quyền lợi người học và việc tuyển sinh được thực hiện công bằng, trật tự.

- Đáp ứng tối đa nguyện vọng của thí sinh, khắc phục tối đa tác động của thí sinh ảo đến công tác tuyển sinh của các trường.

- Kỳ thi THPT quốc gia cung cấp cơ sở dữ liệu tin cậy để đa số các trường ĐH, CĐ sử dụng làm căn cứ xét tuyển; một số trường đặc thù, chất lượng cao có thể có thêm các hình thức đánh giá năng lực hoặc thi thêm các môn năng khiếu.

2. Những quy định chung

- Bộ GDĐT ban hành quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy.

- Các trường ĐH, CĐ xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh theo quy chế và công bố công khai.

- Các trường có thể tuyển sinh 1 hoặc 2 kỳ trong năm.

3. Các phương thức tuyển sinh

3.1. Xét tuyển dựa vào kết quả các bài thi THPT quốc gia 

- Các trường công bố công khai tổ hợp các bài thi, môn thi của Kỳ thi THPT quốc gia được sử dụng để xét tuyển vào các ngành của trường trước khi thí sinh đăng ký dự thi.

- Sau khi có kết quả thi, thí sinh được phép đăng ký nhiều nguyện vọng xét tuyển vào ngành/trường ĐH, CĐ và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

- Bộ GDĐT sử dụng phần mềm lọc ảo để xác định danh sách thí sinh trúng tuyển với nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng mà thí sinh đã đăng ký xét tuyển. Danh sách này được gửi đến các trường để tư vấn, hỗ trợ cho các trường trong xử lý vấn đề thí sinh ảo. Các trường có thể cân đối, điều chỉnh dựa vào các điều kiện thực tế của trường đã nêu trong đề án tự chủ tuyển sinh để quyết định danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức. Đây là giải pháp hỗ trợ kỹ thuật nhằm khắc phục bất cập tỉ lệ thí sinh ảo gia tăng khi thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng vào các ngành/trường.

- Thí sinh nộp Giấy chứng nhận kết quả thi trong thời hạn quy định của trường để khẳng định nhập học tại trường. Trường cập nhật danh sách thí sinh đã khẳng định nhập học lên hệ thống quản lý dữ liệu chung.

- Việc xét tuyển có thể được thực hiện nhiều đợt trong thời gian quy định của kỳ tuyển sinh và theo yêu cầu của các trường.

3.2. Sơ tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia hoặc dựa vào kết quả học tập ở THPT kết hợp với thi đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh

Ngoài việc sử dụng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập ở THPT để sơ tuyển, các trường có thể tổ chức thi năng khiếu, thi đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh (nếu thấy cần thiết) với các hình thức phù hợp, đảm bảo không gây ra tình trạng luyện thi tràn lan, không gây vất vả, tốn kém cho thí sinh. Các trường phải công khai đề thi minh họa của bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt, phương thức thi (trắc nghiệm hay tự luận), cách tính điểm xét tuyển từ kết quả THPT và kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt.

3.3. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở THPT 

Các trường thông báo cụ thể điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (lớp 12 hoặc cả 3 năm THPT). Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo yêu cầu của trường được quy định trong đề án tự chủ tuyển sinh đã được công bố công khai.

3.4. Phối hợp nhiều phương thức tuyển sinh

Các trường có thể chọn một hoặc kết hợp nhiều phương thức tuyển sinh nêu trên và quy định rõ trong đề án tự chủ tuyển sinh; đồng thời, công bố công khai chỉ tiêu xét tuyển đối với mỗi phương thức tuyển sinh.

IV. Các nhiệm vụ triển khai thực hiện trong thời gian tới

1. Đối với Bộ GDĐT

- Công bố phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 và triển khai công tác truyền thông rộng rãi để giáo viên, học sinh và xã hội hiểu rõ, tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện.

- Sửa đổi, bổ sung Quy chế thi THPT quốc gia và Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy.

- Công bố đề thi minh họa cho Kỳ thi THPT quốc gia 2017 vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 năm 2016 để giáo viên, học sinh tham khảo.

- Chỉ đạo việc cập nhật, bổ sung đề thi trên cơ sở ngân hàng đề thi đã được Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng nhiều năm qua; chuẩn bị phần mềm và hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo tổ chức thành công Kỳ thi.

2. Đối với các địa phương

- Chỉ đạo tuyên truyền chủ trương, hướng dẫn tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 và những điều chỉnh trong tổ chức thi, xét tuyển sinh ĐH, CĐ tới các cơ sở giáo dục đào tạo, các giáo viên, học sinh của địa phương mình;

- Chỉ đạo triển khai tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá trong các trường phổ thông và giúp học sinh ôn tập theo định hướng Kỳ thi.

3. Đối với các trường ĐH, CĐ

Xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh, chuẩn bị các điều kiện thực hiện tốt công tác tuyển sinh năm 2017.

Phương án kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016 đã được xã hội đánh giá thành công. Những điểm mạnh của phương án này sẽ được tiếp tục kế thừa và những điểm hạn chế sẽ được khắc phục trong phương án thi, tuyển sinh năm 2017. Với những kinh nghiệm đã tích lũy được trong 2 năm thực hiện đổi mới thi, tuyển sinh và sự đồng thuận của dư luận xã hội, chắc chắn công tác tổ chức thi và tuyển sinh năm 2017 sẽ đạt được những thành công mong đợi.

Nguồn (Bộ GD-ĐT)
Read More

Thi Toán trắc nghiệm làm thui chột khả năng sáng tạo


Hoang mang, lo lắng, xáo trộn tâm lý, sợ trở tay không kịp… là những gì mà nhiều giáo viên và phụ huynh, học sinh tại TPHCM cho biết sau khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017. Nhiều ý kiến còn cho rằng, thi Toán trắc nghiệm làm thui chột khả năng sáng tạo.


Phải thay đổi toàn bộ lịch học, giáo án…

Theo dự thảo Bộ GD&ĐT công bố, phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017 sẽ gồm 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).

Tại trường THPT Thành Nhân, quận Tân Phú, TPHCM những ngày qua “nóng” lên bởi giáo viên và học sinh trong trường đều hoang mang trước thông tin về kỳ thi THPT quốc gia, và chủ đề này được bàn tán khắp nơi. Ông Nguyễn Đình Độ, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, theo như dự thảo thi THPT năm 2017 công bố thì sắp tới, nhà trường sẽ phải tổ chức họp bàn để thay lại toàn bộ lịch học, giáo án đã soạn, cấu trúc lại thời lượng môn học và đặc biệt là trấn an tâm lý của học sinh, phụ huynh trước cú “sốc” này.
Theo ông Độ, thông thường giáo án sẽ được các giáo viên cập nhật hàng năm và đặc biệt là sau mỗi kỳ thi để giúp học sinh bám sát đề thi. “Muộn nhất là đầu tháng 8 các giáo viên sẽ phải in giáo án để bắt đầu ôn tập cho học sinh. Tính đến nay, khối 12 đã ôn theo giáo án được một đoạn đường thì đùng một cái thay đổi thi bằng tổ hợp môn, đặc biệt là Toán từ tự luận sang trắc nghiệm khiến cả giáo viên và học sinh ngơ ngác. Giáo án này chắc chắn sẽ phải thay thế để phù hợp với yêu cầu thi mới”, ông Độ giải thích.

Bên cạnh đó, ông Độ cho rằng, kỳ thi 2015 và 2016 vừa qua được đánh giá tốt, chất lượng đề thi phần nào đáp ứng được 2 trong 1 (gồm xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH- CĐ) do có tính phân loại cao, chỉ có khâu xét tuyển có vấn đề. Vậy hà cớ gì thay đổi khâu thi cử để gây tâm lý hoang mang cho dư luận, cho học sinh. 

“Một dự thảo thi lớn như thế này cần phải công bố trước ít nhất là 3 năm hoặc vội lắm thì cũng phải trước 1 năm bởi hiện tại các em học sinh đã xác định khối thi, xác định chiến lược học tập nên chắc chắn sẽ trở tay không kịp. Chúng ta nên ổn định để tránh rúng động xã hội, tránh duy ý chí và đặc biệt là phải trực tiếp tham gia giảng dạy hoặc làm công tác quản lý mới thấy được phụ huynh, học sinh và giáo viên rúng động thế nào về dự thảo này?”, ông Độ nói.

Thi Toán trắc nghiệm làm thui chột khả năng sáng tạo

Đó là quan điểm của ông Phạm Hồng Danh, Giám đốc Trung tâm Luyện thi Vĩnh viễn, TPHCM khi nói về bài thi môn Toán sẽ được thi bằng trắc nghiệm. Theo ông Danh, Toán là môn khoa học cơ bản, tư duy toán là nền tảng của các môn khoa học tự nhiên nên việc thi Toán bằng trắc nghiệm sẽ làm giảm đi 50% về tư duy lý luận, khả năng sáng tạo của học sinh.

“Như đề Toán hiện nay, để giải được học sinh ngoài kiến thức cần phải có cách lập luận lô gích, sâu sắc và sáng tạo. Bởi thế, có nhiều em dù biết kết quả nhưng không thể nào giải được. Nếu thi trắc nghiệm sẽ dẫn đến học sinh học vẹt nhiều hơn, có nhiều câu hỏi các em chỉ cần thay số, bấm máy tính là ra đáp án…”, ông Danh nói.

Ông Danh cho rằng, môn Toán cần phải thi tự luận vì như thế mới phát triển tư duy, lập luận, phát huy được khả năng sáng tạo, phân biệt được học sinh này với học sinh khác. “Còn nếu thi trắc nghiệm, vô tình chúng ta sẽ tạo ra 1 thế hệ rô bốt, thế hệ bấm máy tính hơn là tư duy. Và chắc chắn, tương lai sẽ ít các nhà khoa học về Toán học và khoa học tự nhiên”, ông Danh lo lắng.

Trong khi đó, ông Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng trường THPT Nhân Việt, quận Tân Phú cho rằng, một số nước cũng có đề thi Toán bằng trắc nghiệm, tuy nhiên cần phải có lộ trình để học sinh và giáo viên thích nghi bởi lâu nay chúng ta vẫn quen với hình thức thi tự luận.

Về đề thi, ông Nguyễn Đình Độ cho rằng, Bộ GD&ĐT cần phải khẳng định chứ không nên lấp lửng, dùng từ “chủ yếu” nội dung thi nằm trong chương trình lớp 12. “Bởi mọi năm, Bộ cũng dùng câu này nhưng nội dung lớp 10 và 11 vẫn khá nhiều, nhất là năm này bài thi là tổ hợp của nhiều môn…”, ông Độ nói.

Theo Nguyễn Dũng (Tiền Phong)
Read More

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Kỹ thuật giải nhanh đề toán THPT 2017 bằng máy tính CASIO

Giới thiệu với các bạn học sinh đang còn ngồi ghế nhà trường bộ tài liệu được tổng hợp, các ký thuật giải nhanh đề toán THPT Quốc gia 2017 bằng máy tính CASIO mới nhất.


Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 với môn toán cấu trúc đề thi trắc nghiệm nên các thí sinh cần phải biết chi tiết các sử dụng nhanh máy tính CASIO để có thể có đáp án nhanh nhất. Với tài liệu này , tin chắc rằng các bạn sẽ giải một bài toán chỉ trong nháy mắt.

 Các bạn có thể tải tài liệu kỹ thuật giải nhanh đề toán bằng máy tính CASIO Tại đây
Read More

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Kỳ thi THPT 2017: Bộ công bố mẫu đề thi trắc nghiệm môn toán, bài tổ hợp vào tháng 10

Tại buổi giao lưu trực tuyến do Cổng thông tin Chính phủ tổ chức sáng nay, 8/9, các vị khách mời đã giải thích về những thay đổi của kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Theo đó, kỳ thi này vẫn được sử dụng cho 2 mục đích: xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

Dự kiến học sinh hệ THPT sẽ phải thi 3 môn bắt buộc: Ngữ văn, Toán học, Ngoại ngữ. Hai bài thi tự chọn là bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên và tổ hợp Khoa học Xã hội.

Học sinh hệ giáo dục thường xuyên sẽ thi 2 môn bắt buộc:  Toán và Ngữ văn.

Ngoài bài thi Ngữ văn, các bài thi khác đều theo phương thức trắc nghiệm. Trong đó, đề trắc nghiệm môn Toán sẽ gồm 50 câu, các bài trắc nghiệm còn lại sẽ có 60 câu.

Bài thi Khoa học Tự nhiên là tổ hợp của 3 môn, mỗi môn 20 câu hỏi: Vật lý, Hóa học, Sinh học. Bài thi Khoa học Xã hội là tổ hợp của 3 môn: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.

Thí sinh làm bài thi trên giấy. Mỗi thí sinh sẽ có một mã đề riêng.
Clip: Thứ trưởng Bùi Văn Ga lý giải về thi trắc nghiệm 

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, để học sinh và thầy cô làm quen với các bài thi này, dự kiến cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10, Bộ GD-ĐT sẽ công bố các mẫu đề thi minh họa.

Ông Ga giải thích những thay đổi của kỳ thi THPT quốc gia đã được đưa ra từ năm 2015, tức là đủ khoảng thời gian 3 năm để lứa học sinh sẽ tốt nghiệp vào năm 2017 nắm thông tin và chuẩn bị. Những thay đổi sắp tới đây chỉ là giải pháp kỹ thuật, còn lượng kiến thức, kỹ năng mà học sinh tiếp nhận được vẫn diễn ra bình thường.

Cụ thể, từ năm 2015, ĐHQG Hà Nội bắt đầu tuyển sinh bằng kỳ thi đánh giá năng lực. Kết quả của 2 năm tuyển sinh này là cơ sở để Bộ GD-ĐT phát triển cho kỳ thi THPT quốc gia.

Bên cạnh đó, từ năm 2015, các trường đại học khác đã dành chỉ tiêu để xét tuyển thí sinh bằng những tổ hợp môn thi khác (như khối A1, khối O…) ngoài tổ hợp truyền thống (các khối A, B, C, D).

Ông Sái Công Hồng, Giám đốc Trung tâm Khảo thí của ĐHQG Hà Nội – đơn vị đã tiến hành cách tuyển sinh bằng “bài thi đánh giá năng lực” – cho biết, trên cơ sở ngân hàng đề thi với khoảng 17.000 câu hỏi), Bộ GD-ĐT sẽ bổ sung và hoàn thiện thêm các câu hỏi khác, đảm bảo nguồn đề phong phú.

Ông Hồng cũng giải thích thêm, các bài thi Khoa học Tự nhiên hay Khoa học Xã hội phải được gọi là "bài thi tổ hợp" chứ không phải "tích hợp" hay "tổng hợp".

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết thêm, từ kết quả của kỳ thi này, các trường ĐH, CĐ sẽ xét tuyển theo những cách như: sử dụng kết quả học bạ THPT, sử dụng kết quả bài thi THPT quốc gia 2017, sử dụng kết quả bài thi THPT quốc gia 2017 để sơ tuyển kết hợp với những cách thức khác,v.v…

Đặc biệt, thay vì chỉ được đăng ký 2 nguyện vọng như lần xét tuyển năm 2016, thí sinh sẽ được đăng ký nhiều nguyện vọng hơn. Bộ GD-ĐT sẽ hoàn thiện phần mềm xét tuyển để hỗ trợ các trường lọc thí sinh “ảo”.

Đánh giá về thay đổi này, bà Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho rằng cách thi sẽ giúp việc học ở phổ thông tránh được quan niệm "môn chính, môn phụ". Hiện nay, chương trình phổ thông đang còn nặng nề, cả giáo viên và học sinh chưa quen với các bài thi này nên việc học nên các học sinh lớp 12 sẽ học và ôn thi vất vả hơn.

Tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành, học sinh được chia theo 3 ban. Năm 2017 thi theo 5 bài thi thì học sinh ban D sẽ có lợi nhất. Học sinh chọn các ban khác thì đã định hướng khối thi từ năm lớp 10, nên thời gian thích ứng cho các em còn ngắn.

Theo:Lê Văn - Thanh Hùng (vietnamnet)
Read More

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Chỉ 40 câu ở cấu trúc đề thi môn Anh THPT quốc gia năm 2017


Trước khi có công bố chính thức phương án thi tốt nghiệp, những thông tin mới nhất về cấu trúc của đề thi môn Anh THPT quốc gia năm 2017 đã được hét lộ.

Trong những năm gần đây, đề thi THPT Quốc gia môn Anh luôn được đánh giá là có độ phân hóa cao, nhưng chưa phù hợp với nhiều đối tượng thí sinh. Phổ điểm thi môn này cũng luôn ở mức thấp nhất trong số tất cả các môn thi. Năm 2016, mức điểm trung bình của môn thi này chỉ dừng ở mức 3,3 điểm và rất ít thí sinh có điểm thi ở mức khá, giỏi.

Vì vậy, Bộ GD&ĐT sẽ có thay đổi lớn trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2017 môn Anh để vừa đảm bảo phân loại được thí sinh vừa đánh giá được thực lực của các em mà không thiệt thòi cho những thí sinh ít có điều kiện tiếp cận với bộ môn Ngoại ngữ.

Khả năng sẽ không có phần tự luận trong đề thi THPT Quốc gia 2017 môn Anh

Khác với năm 2015, năm 2016 hầu hết các thí sinh đều không bỏ qua phần tự luận trong đề thi THPT Quốc gia môn Anh. Tuy nhiên, phần tự luận chỉ chiếm khoảng 20% nội dung đề thi và thường chỉ dành cho học sinh có học lực khá giỏi, nên không thực sự phù hợp với đối tượng thí sinh đại trà. 

Thêm vào đó, việc vừa thi tự luận vừa thi trắc nghiệm khiến nhiều thí sinh hoang mang và khó khăn trong công tác chấm thi khi vừa phải chuẩn bị chấm thi bằng máy vừa phải thuê giáo viên chấm thi.

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2017 môn Anh gồm 40 câu

Theo dự kiến đề thi môn Anh chỉ có 40 câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm. Nội dung các câu hỏi sẽ nằm trong chương trình lớp 12. Mỗi thí sinh sẽ có mã đề riêng để tránh tình trạng sao chép, nhìn bài. Bộ cũng sẽ có những biện pháp kỹ thuật để không xảy ra tình trạng thí sinh đánh bừa may rủi cũng có thể đạt điểm cao.


Tuy nhiên, vì giảm lượng nội dung thi, nên thời gian làm bài thi môn Anh cũng sẽ được rút ngắn. Dự kiến thời gian làm bài chỉ trong vòng 60 phút. Như vậy, áp lực của thí sinh cũng tương đối lớn, nếu cách ra đề của Bộ vẫn theo hướng nhiều từ mới và cấu trúc lạ như những năm trước.
Read More

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Kỳ thi Quốc gia 2017: thi đại học chung hay riêng?

Sau khi đưa ra thảo luận về phương án tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017, nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra bàn luận.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra dự thảo một số phương án về kỳ tuyển sinh năm 2017. Cụ thể bộ dự kiến sẽ giao cho các Sở dưới sự chỉ đạo của tỉnh/thành phố tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp, Bộ sẽ chịu trách nhiệm ban hành quy chế thi và có thể ra đề thi. Trong khi đó thì với đợt tuyển sinh đại học, cao đẳng, Bộ đưa ra 2 phương án để khảo sát là thi chung do Bộ tổ chức và thi riêng do các trường Đại học tự tổ chức.



Trước đề xuất này, các trường và địa phương đã đưa ra những ý kiến khác nhau. Trong đó, đại diện của các trường đại học lớn như Đại học Y Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng… chia sẻ nếu Bộ tổ chức thi chung thì sẽ dùng kết quả đó tuyển sinh chứ không có nhu cầu thi riêng rẽ.
GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đánh giá việc tách xét tốt nghiệp THPT riêng ra khỏi tuyển sinh, trả lại quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường là việc tất yếu phải làm.


ThS Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng Đại học Tài chính – Marketing thì cho rằng với phương án yêu cầu các trường sử dụng kết quả kỳ thi chung do Bộ tổ chức nhất thiết phải sử dụng phần mềm xét tuyển chung để tránh ảo sẽ ảnh hưởng đến tính tự chủ của các trường. 

Trong khi đó thì TS Lê Chí Thông, Trưởng phòng đào tạo Đại học Bách Khoa TP HCM lại nhận định có nhiều trường sẽ không chọn tham gia xét tuyển trên phần mềm chung nên Bộ không nên quy định quá chặt chẽ việc xét tuyển của các trường, cũng không nên giới hạn chỉ tiêu đầu vào mà cần khống chế quy mô đào tạo của từng trường sẽ phù hợp hơn.

Việc trường tự tổ chức thi cũng khiến nhiều chuyên gia lo ngại sẽ xảy ra tình trạng luyện thi đại học như trước đây. Không những vậy, nếu thi riêng thì chuyện thí sinh phải tập trung hết ở thành phố không thể tránh được.

TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Nông lâm HCM cho rằng Bộ cần khảo sát về số lượng trường muốn xét tuyển chung và riêng. Nếu các trường chọn phương án xét tuyển chung thì cách thức xét tuyển cần đảm bảo một số nguyên tắc dựa trên chọn lọc những ưu điểm xét tuyển 2 năm nay.

Còn theo ý kiến của PGS-TS Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Đại học Cần Thơ nhận xét vẫn nên duy trì một kỳ thi chung để xét tuyển đại học. Tuy nhiên, ông cho rằng không nên sử dụng phần mềm lọc ảo mà thực hiện xét tuyển như năm 2015. Còn các trường muốn tuyển sinh riêng thì vẫn thực hiện riêng như cách làm hiện nay.

Về phía địa phương, ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Khảo thí Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình chia sẻ quan điểm của Sở là vẫn giữ kỳ thi THPT quốc gia “2 trong 1” với hình thức thi như năm 2016. Chỉ có điều cụm thi do Sở chủ trì không nhất thiết phải có sự giám sát của các trường đại học như kỳ thi vừa qua vì tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm vừa rồi vẫn cao so với năm trước.

Hiện tại, phương án thi đại học chung và riêng vẫn đang được Bộ thăm dò lấy ý kiến để đưa ra điều chỉnh, chọn ra phương thức cuối cùng.

Nguồn(vtc.vn)

Read More

Thi THPT 2017 tổng hợp, cần ôn thi như nào?

Các thí sinh năm sau có thể sẽ được thi theo “phong cách” đề thi mới là thi tổng hợp, không phân chia các môn “phụ” như trước đây.

Theo thông tin mới nhất về dự thảo một số phương án thay đổi kỳ thi THPT và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dự kiến sẽ ra đề thi theo các dạng bài tổng hợp với 5 bài thi. Trong đó, 3 bài thi bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ; 2 bài thi còn lại là tổng hợp các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.


Như vậy, 3 môn bắt buộc vẫn giữ nguyên như kỳ thi THPT quốc gia 2016 là Toán, Văn, Ngoại ngữ. Do chưa có thông tin gì thêm, khả năng là Toán, Văn vẫn thi theo hình thức tự luận còn Ngoại ngữ vừa trắc nghiệm vừa tự luận. Do đó, thí sinh vẫn tiếp tục ôn thi các môn này theo cấu trúc, dạng bài, nội dung như trước.

Đối với các môn không bắt buộc, có thể dùng để xét tốt nghiệp (Bộ dự kiến sẽ tổ chức thi chung và riêng tùy ý các trường), sẽ được tổng hợp và chia làm 2 môn lớn là Khoa học Xã hội (Địa, Sử) và Khoa học Tự nhiên ((Lý, Hóa, Sinh). Về cơ bản, phương án chia môn này khá giống với kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Dựa theo đó có thể nhận định về đề thi tổng hợp của Bộ sẽ ra theo hướng sau:

1. Đề thi là tổng hợp các câu hỏi của các môn thi chứ không liên kết kiến thức của các câu với nhau. Ví dụ đề thi môn Khoa học tự nhiên bao gồm các câu hỏi trong các đề thi thông thường của môn Vật lý, Hóa học, Sinh học chứ không nhất thiết là khó hơn, móc nối các môn thành một câu hỏi.

2. Cho dù là đề tổng hợp, kiến thức vẫn chủ yếu bám sách giáo khoa. Tuy nhiên, theo xu hướng đề mấy năm gần đây, thí sinh cần chú ý nắm rõ, hiểu bản chất vấn đề thay vì học vẹt máy móc. Kiến thức mở, xã hội có khả năng sẽ được cho trong đề thi. Dù không mang nặng tính hàn lâm, nếu không biết cách lật ngược vấn đề và có kiến thức nền xã hội tương đối, điểm thi của thí sinh có lẽ sẽ không cao lắm.

3. Nhìn chung, khả năng đề vẫn ra theo cấu trúc phần lớn trong chương trình lớp 12 và một phần của kiến thức lớp 10, 11 như mọi năm.

4. Bộ vẫn chưa công bố phương thức xét và thi tuyển chính thức của năm sau. Tuy nhiên, vẫn nhiều khả năng phương thức xét tuyển bằng học bạ tiếp tục được áp dụng. Do đó, thí sinh nên chăm chỉ học để đạt tổ hợp xét tuyển cao, dễ xét tuyển vào trường tốt hơn. Các bài kiểm tra, thi học kỳ cần đặc biệt được chú trọng.

Dựa trên nhận định về xu hướng ra đề trên, thí sinh có thể đề ra phương án ôn thi đề tổng hợp phù hợp. Nói chung, dù thay đổi như thế nào, chỉ cần nắm vững kiến thức là các em có thể vượt qua mọi trở ngại về đề thi để đạt được mong muốn tốt nghiệp, đỗ đại học.
Nguồn(vtc.vn)
Read More

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Trọn bộ tài liệu ôn tập môn Hóa Học đầy đủ nhất

Nhằm chia sẻ các tài liệu ôn tập tốt nhất trong việc học và ôn thi đại học được kết quả cao. Với bộ tài liệu môn Hóa Học đầy đủ các kiến thức cũng như các phương pháp làm bài trắc nghiệm nhanh nhất, bộ tài liệu đính kèm nhằm giúp các em học sinh có đủ sức với các bài tập.

CÁC BẠN CÓ THỂ THAM RA GROUP ĐỂ ĐƯỢC CHIA SẺ NHIỀU TÀI LIỆU ÔN TẬP HƠN TẠI: https://www.facebook.com/groups/914817761997450/


CÁC BẠN CÓ THỂ THAM RA GROUP ĐỂ ĐƯỢC CHIA SẺ NHIỀU TÀI LIỆU ÔN TẬP HƠN TẠI: https://www.facebook.com/groups/914817761997450/

Tải miễn phí tất cả các chuyên đề ôn tập Hóa Học tại đây!
Read More

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Đề thi THPT 2017: Có nên gộp 2 bài thi hay không?

Ngay từ thời gian này, vấn đề đổi mới kỳ thi THPT Quốc gia 2017 và những năm tiếp theo, Bộ liên  đã nhận được nhiều ý kiến đống góp khác nhau, Trong đó , đề thi THPT 2017 đâng được xem xét thay đôpr gộp 2 bài thi.

Đề thi THPT Quốc gia nên được xem xét lại theo hình thức kiểm tra kiến thức toàn diện của thí sinh. Việc tổ chức thi sẽ chia làm 2 bài gồm các môn khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh) và các môn khoa học xã hội (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) – theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH-CĐ ngoài công lập.

Đề xuất này đặt ra câu hỏi liệu đề thi có quay về thời điểm hơn 2 năm trước khi chưa có Kỳ thi THPT Quốc gia và thí sinh phải thi tốt nghiệp 6 môn. Trường hợp này sẽ không xảy ra, bởi mục đích ban đầu để Bộ GD&ĐT hợp nhất 2 kỳ thi thành một là để giảm bớt gánh nặng thi cử cho thí sinh.

Nhiều khả năng thí sinh sẽ có 2 bài thi gồm đầy đủ kiến thức tự nhiên và xã hội ở cả 6 môn với lượng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận hợp lý. Thay đổi này đòi hỏi thí sinh phải học đều tất cả các môn, không chỉ trông chờ vào môn thế mạnh.

Kỳ thi THPT Quốc gia như hiện nay cho thí sinh thi 3 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 1 môn tự chọn. Chuyên gia cho rằng hình thức thi như vậy sẽ khiến thí sinh “học tủ, học lệch”. Đối với các môn như: Giáo dục công dân, Tin học, Kỹ thuật thì thí sinh không phải thi nhưng bắt buộc các em phải đạt điểm trung bình theo quy định thì mới được dự thi THPT Quốc gia.

Đề xuất cũng nêu việc xét tốt nghiệp THPT không nên chỉ xét kết quả học tập riêng lớp 12 mà phải xét cả quá trình học tập của thí sinh ở cả 3 năm lớp 10, 11, 12. Có như vậy, học sinh mới phấn đấu học tập một cách liên tục. Thái độ cầu thị và tư duy dám thay đổi của Bộ GD&ĐT nhằm cải cách tốt nhất cho nền giáo dục nước nhà và giảm thiểu tối đa áp lực lực cho thí sinh.

Phương án đổi mới THPT sẽ được Bộ công bố vào đầu năm học mới. Các trường THPT nên thường xuyên tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho các em ngay từ khi mới bước chân vào trường để các em nhận thức rõ năng lực và mong muốn học tập của bản thân, chọn ngành chọn trường cho phù hợp.
Nguồn(vtc.vn)
Read More

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Rất ít thí sinh nộp hồ sơ, trường đột ngột hạ điểm

Vừa qua rất nhiều đã thông báo xét tuyển bổ sung số chỉ tiêu lớn, tuy nhiên, sau 2 ngày đầu tiên nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung, lượng thí sinh đến đăng ký xét tuyển vẫn không nhiều. 

Thưa thớt vì nhiều lý do

Miền Bắc những ngày gần đây, thời tiết xấu chắc chắn gây ảnh hưởng đến việc thí sinh làm thủ tục đăng ký xét tuyển bổ sung. Theo ghi nhận tại một số trường, không khí trong 2 ngày đầu xét tuyển bổ sung khá ảm đạm.


Trường ĐH Y Hà Nội thông báo xét tuyển bổ sung 240 chỉ tiêu với mức điểm nhận hồ sơ từ 20,25 – 23,5 nhưng trường mới nhận được vài chục hồ sơ. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội mới chỉ nhận được khoảng gần 100 phiếu đăng ký xét tuyển, trong khi chỉ tiêu bổ sung là 840. Các trường khác có số chỉ tiêu xét tuyển bổ sung lớn như: ĐH Thủy lợi, ĐH Lâm nghiệp… cũng chỉ nhận được vài chục hồ sơ.
Tình hình tại các trường phía Nam cũng không khả quan. Trường Đại học Sài Gòn bố trí nhận hồ sơ tại một hội trường rộng 500 chỗ ngồi nhưng chỉ lác đác thí sinh tới đăng ký xét tuyển. Theo đại diện nhà trường, trường xét thêm 580 chỉ tiêu, với mức điểm thí sinh nộp hồ sơ 2 ngày đầu, hy vọng có thể tuyển đủ chỉ tiêu với điểm chuẩn bằng hoặc cao hơn nguyện vọng 1 (NV1). Riêng các ngành Cao đẳng khó tuyển, trường hạ điểm nhận hồ sơ đợt bổ sung thấp hơn NV1 là 1 điểm, điểm trúng tuyển có thể bằng hoặc thấp hơn NV1.

Các trường cũng cho biết còn có nhiều nguyên nhân khác ảnh hưởng tới tâm lý của thí sinh xét tuyển bổ sung, nhưng vì năm nay dữ liệu xét tuyển phức tạp nên đến thời điểm này chưa trường nào nhận diện lý do chính xác.

Giảm chỉ tiêu, đột ngột hạ điểm 

Dù đã bước sang ngày thứ 2 nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung nhưng vẫn đến bây giờ mới nhiều trường thông báo xét tuyển bổ sung. Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM tuyển thêm 80 chỉ tiêu bậc ĐH mức điểm 16 trở lên và 65 chỉ tiêu Cao đẳng từ 12 trở lên.

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có thông báo giảm chỉ tiêu xét tuyển. Theo trưởng phòng Đào tạo nhà trường, trường dự kiến tuyển bổ sung hơn 2.000 chỉ tiêu nhưng đến thời điểm này sau khi đã tổng hợp hết số lượng thí sinh nộp hồ sơ, trường chỉ cần tuyển khoảng 1.300 chỉ tiêu. So với trước đó, chỉ tiêu một số ngành giảm mạnh: Giáo dục chính trị giảm từ 40 xuống 11, Sư phạm tin học từ 50 xuống 33, Sư phạm vật lý 20 xuống 5, Giáo dục thể chất 20 xuống 4, Ngôn ngữ Anh 180 xuống 121…. Tính đến chiều qua, trường đã nhận được 470 hồ sơ.

Ngày 20/8, Trường ĐH Y Dược TP.HCM công bố xét tuyển bổ sung cả các ngành có mức điểm xét tuyển thấp hơn điểm chuẩn đã công bố trước đó. Những thí sinh không trúng tuyển đợt 1 vào trường đã nộp giấy kết quả thi ở trường khác trong khi điểm thi lại cao hơn điểm xét tuyển bổ sung hiện nay của trường. Nhiều thí sinh vì thế đã mất cơ hội vào trường, các bậc phụ huynh cho rằng không công bằng.

Ngày hôm qua, các thí sinh bày tỏ mong muốn được rút hồ sơ đã trúng tuyển từ trường khác để nộp vào trường do đáp ứng được điểm xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Tuy nhiên, theo quy định, những thí sinh này không được rút giấy chứng nhận điểm. Dữ liệu trúng tuyển của thí sinh đã được Bộ GD-ĐT cập nhật. Cán bộ tuyển sinh của trường chỉ có thể giải thích về quy định này và khuyên thí sinh nên tạo cơ hội cho các thí sinh khác.

Trường ĐH Y Dược TP.HCM đã nhận được 200 hồ sơ xét tuyển bổ sung. Tuy nhiên, điểm thi của thí sinh không cao, đa phần nằm trong mức điểm từ 20 – 23 điểm. Theo nhận định của đại diện nhà trường, ngành Dược học tuyển 102 chỉ tiêu với điểm xét tuyển 23,5 vẫn có nhiều khả năng không tuyển đủ đợt này.

Nguồn(vtc.vn)

Read More